Tin tức » Tin tức - Sự kiện

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ủng hộ Chương trình “Máy tính cho em"

Thứ Sáu, 15/10/2021 | 12:00

Số lượt xem: 3755

NXBGDVN-Sáng 15/10/2021, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ tiếp nhận tài trợ (lần thứ nhất) Chương trình “Máy tính cho em”. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quyên góp, ủng hộ 500 triệu đồng cho chương trình.

Tham dự Chương trình có TS. Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Thị Bích Hợp - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ cùng đại diện các đơn vị tài trợ Chương trình.

Trước đó, ngày 10/9/2021, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động Chương trình quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và không thể có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến, trước mắt ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Sau hơn 1 tháng phát động, Chương trình “Máy tính cho em” đã đạt được những kết quả nhất định. Số lượng quyên góp đã lên đến hơn 108 tỉ đồng, trên 12 nghìn máy tính bảng. Số thiết bị đạt chuẩn sẽ được chuyển trực tiếp đến 3 đối tượng là con hộ nghèo, cận nghèo, học sinh mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Số còn lại chuyển cho các em học sinh khác.

Ông Nguyễn Đức Thái - CTHĐTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết: Từ năm học 2020-2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học của nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt với các địa phương phải giãn cách xã hội. Trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, NXB Giáo dục Việt Nam đã phải tìm nhiều giải pháp tháo gỡ, nỗ lực cố gắng huy động sức mạnh nội lực trong toàn hệ thống, tổ chức tốt công tác in, phát hành để đảm bảo cung ứng, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa phục vụ học sinh và giáo viên trên cả nước.

Đặc biệt, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã triển khai chương trình Cùng tiếp bước em đến trường tặng 50.000 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Chương trình đã phát huy hiệu quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt là với ngành giáo dục.

Trong những tháng đại dịch vừa qua, Nhà xuất bản cũng đã hỗ trợ nhu yếu phẩm cho các em học sinh, sinh viên Lào, quốc tế tại Việt Nam trị giá 100 triệu đồng.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam rất mong các em học sinh sẽ vượt qua những khó khăn do dịch bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn học trực tuyến. Đồng thời, các em có thể sử dụng hữu ích những công cụ hỗ trợ học tập, vận dụng kiến thức từ sách vở vào việc học tập và đời sống, vươn lên đạt nhiều thành tích trong học tập.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã quyên góp, ủng hộ 500 triệu đồng cho chương trình.

Ban Truyền thông

Cùng chuyên mục

Sứ mệnh phát triển văn hóa đọc và kết nối tri thức bền vững cho cộng đồng

Thứ Hai, 21/04/2025 | 09:00

Thời gian tới, NXBGDVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất bản mảng sách có hàm lượng tri thức cao, tăng cường phát triển sản phẩm số để đưa sách đến gần hơn với bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM THAM GIA HỘI SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ TƯ NĂM 2025

Thứ Bảy, 19/04/2025 | 14:06

Ngày 19/4/2025, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 31 Tràng Thi, Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã tham gia Hội sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư năm 2025.

SGK mới giúp học sinh hình thành tư duy hệ thống, vận dụng kiến thức vào thực tế

Thứ Sáu, 18/04/2025 | 11:28

Theo đánh giá của giáo viên, nội dung SGK mới không chỉ tập trung vào kiến thức mà còn tích hợp nhiều kỹ năng giúp người học phát triển năng lực toàn diện.

Sách giáo khoa điện tử giúp học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi

Thứ Tư, 16/04/2025 | 09:30

Sách giáo khoa điện tử được bổ sung thêm nhiều yếu tố đa phương tiện giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan và sinh động hơn.